Viêm nha chu là bệnh lý xảy ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em (trường hợp bé 2 tuổi đã bị) tuy nhiên thường gặp ở những người trung niên chủ yếu do vệ sinh răng miệng kém.
Nếu mắc nặng có thể dẫn tới tình trạng lung lay răng, thậm chí gãy rụng răng.
Mục Lục
Nha chu là tổ chức bao quanh, nâng đỡ răng, giữ răng trong xương hàm. Răng bình thường được giữ chắc bởi dây chằng, xương ổ răng, nướu răng trong răng hàm.
Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức quanh răng như xương ổ răng, nướu răng, dây chằng. Nguyên nhân là do tình trạng nhiễm trùng nặng vùng nướu gây tổn thương các mô mềm, phá hủy men răng từ đó làm răng suy yếu.
Đối với người trưởng thành từ 35 tuổi sẽ xảy ra tình trạng mãn tính. Trong trường hợp này, sự phá hủy mô nha chu xảy ra trong các thời kỳ bộc phát xen lẫn trong các thời kỳ yên nghỉ vì vậy bệnh có thể kéo dài hàng chục năm.
Có 2 giai đoạn bệnh chính
Gia đoạn đầu, cao răng và các mảng bám hình thành là nơi vi khuẩn tích tụ, người bệnh sẽ không có cảm giác khác biệt trong khoang miệng. Bị nha chu nhẹ là tình trạng bệnh vừa chuyển biến từ viêm nướu sang bệnh lý nha chu. Ở giai đoạn này, sự viêm nhiễm khiến nướu bị sưng đỏ, dễ dàng chảy máu khi có tác động mạnh như đánh răng, ăn uống.
Tình trạng viêm nhiễm xảy ra nặng hơn và trên diện rộng tạo thành các túi mủ, phần nướu sưng phồng là nơi chứa vi khuẩn. Tiếp theo, phần dây chằng và xương ổ răng bị vi khuẩn phá hủy gây bệnh về nướu, răng lung lay và mất răng.
Tham khảo tại Wikipedia: Tại đây
Triệu chứng, biểu hiện của bệnh dễ nhận biết nhất đó chính là nướu chuyển màu từ hồng (nhạt hoặc đậm) sang màu đỏ sẫm có thể bị căng lên và sưng phồng.
Một số dấu hiệu:
Bình thường lợi răng chắc khỏe sẽ bám chặt vào chân răng để bảo vệ cho xương ổ răng đồng thời giữ cho răng được vững chắc, các gai lợi nằm ở giữa các răng được săn chắc, tròn đều giúp cho thức ăn không bị đọng hoặc mắc kẹt giữa kẽ răng mà trượt đi một cách dễ dàng.
Nguyên nhân chính là do mảng bám. Các mảng bám trên răng là những màng sinh học vững chắc có chứa các vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có hại tồn tại trên những mảng bám này sẽ dần dần phá hủy nướu và các tổ chức quanh răng gây ra bệnh về nha chu. Lâu dần sẽ hình thành nên các túi nha chu có mủ.
Theo nghiên cứu của Đại học Helsinki (Phần Lan) vi khuẩn gây bệnh có tên là Treponema denticola từ phân tích 70.000 người. Vi khuẩn Treponema denticola có thể có ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh ung thư. Enzyme từ vi khuẩn này có thể nhân lên cũng như tồn tại ở các khối u ác tính của đường tiêu hóa.
Nha chu là bệnh lý gây ra do vi khuẩn vì vậy rất dễ lây nhiễm qua đường nước bọt. Do đó, nếu có người nhà hoặc bạn bè chẩn đoán bị bệnh về nha chu cần có những biện pháp phòng tránh để không bị lây nhiễm.
Ngoài ra, các bạn cần có chế độ vệ sinh răng miệng phù hợp để không mắc phải các vấn đề về răng miệng.
Đối với tình trạng bị nha chu nhẹ các bạn sử dụng đúng thuốc hoặc có liệu pháp chữa trị kịp thời thì sẽ khỏi từ 5 – 7 ngày. Đối với tình trạng bệnh nặng (xuất hiện túi mủ, áp xe răng…) các bạn cần đến cơ sở y tế để bác sĩ đưa ra những kết luận chính xác nhất.
Bị nha chu là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất cần được sớm chữa trị và phòng tránh. Ngoài việc gây hôi miệng, lung lay răng, rụng răng, hoại tử mà còn có thể gây ra các căn bệnh hết sức nguy hiểm khác đối với cơ thể như:
+ Áp xe chân răng (ổ mủ)
Xảy ra khi răng bị nhiễm trùng do vi khuẩn ở phần trong răng. Nguyên nhân chính do việc răng bị vỡ, thủng, viêm hốc răng không được điều trị tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Khi cơ thể có dấu hiệu sốt, sưng tấy vùng mặt, chân răng đau nhức, chảy máu có thể là dấu hiện của áp xe.
+ Tiêu xương chân răng
Tiêu xương chân răng có sự suy giảm của xương ổ răng và xung quanh chân răng về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương.
Rất nhiều các bệnh sẽ gặp phải nếu bị chứng tiêu xương chân răng như: răng xô lệch, tụt nướu, nghiêng vẹo, móm, tiêu xương hàm.
+ Răng gãy, lung lay
Đa phần nguyên nhân gây ra lung lay, gãy răng là do các bệnh lý về nướu, nha chu.
Khi nướu bị viêm nhiễm nặng sẽ bị tách ra khỏi răng, chân răng có xu hướng dài ra, không ôm sát chân răng. Lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng chảy máu chân răng và gãy rụng răng.
+ Nguy cơ sinh non ở phụ nữ có thai
Bà bầu khi mang thai bị nha chu hay các bệnh lý răng miệng xảy ra khá phổ biến do việc thay đổi hormone trong thời gian thai kỳ. Khi chân răng bị viêm cơ thể sẽ tự bảo vệ bằng cách sản sinh prostaglandin – axit béo tự nhiên để kháng viêm.
Trong thời gian mang thai, nếu tình trạng viêm răng kéo dài sẽ khiến prostaglandin được sản xuất liên tục. Từ đó, gây ra các cơn đau cơ thắt và sự giãn nở của tử cung dẫn đến tình trạng sinh non.
+ Tiểu đường
Chảy máu chân răng là dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa lượng đường và insulin trong máu.
Bệnh nhân bị tiểu đường có tỉ lệ mắc nha chu gây chảy máu chân răng cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường. Chỉ có 3% bệnh nhân bị tiểu đường không mắc phải.
+ Tăng nguy cơ nhiễm trùng máu
Trong khoang miệng có chứa các vi khuẩn có hại. Khi chân răng bị viêm, các vi khuẩn này có thể theo các vị trí có thương tổn xâm nhập và cơ thể, đi vào máu và gây nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu bị nha chu còn có thể gây các bệnh về phổi, thậm chí là đột quỵ. Nha chu không phải là căn bệnh khó điều trị, tuy nhiên nó lại là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.
Có rất nhiều phương pháp điều trị nha chu tùy theo tình trạng bệnh và hoàn toàn có thể chữa được.
Điều trị bệnh về nha chu có nhiều phương pháp từ các bài thuốc đông y gia truyền, dân gian, cho đến thuốc tây y. Nếu mắc tình trạng bệnh lý nha chu quá nặng các bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị.
Đối với điều trị nha chu ở trẻ em quy trình cũng không khác so với người lớn bởi nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em và người trưởng thành đa phần đều giống nhau là do mảng bám.
- Có thể sử dụng các loại thuốc tây kháng sinh, giúp tiêu viêm, tiêu sưng và giảm đau. Một số loại thuốc có thể tham khảo như:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Beta-lactam, macrolid…được sử dụng trong điều trị viêm nướu răng, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Sự kết hợp giữa metronidazol (tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) và spiramycin (nhóm macrolid) mang lại hiệu quả trong chữa trị các bệnh răng miệng.
- Nhóm thuốc corticosteroid (dexamethason, prednisolon…) điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau, viêm nướu răng, có tính kháng viêm mạnh.
- Thuốc kháng viêm non-steroid (diclophenac, ibuprofen, meloxicam…) làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, đau, viêm nướu răng. Chú ý không sử dụng các thuốc này cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày.
- Nhóm thuốc giảm đau thông dụng (aspirin, paracetamol…) được dùng để giảm triệu chứng đau nhức do viêm nướu. Không sử dụng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh sốt xuất huyết, ưa chảy máu.
- Nước súc miệng: Giúp vệ sinh, làm sạch răng miệng, trong thành phần thường chứa các chất kháng khuẩn như hexetidin, chlorhexidin, chlorinedioxid, zin gluconat…, loại bỏ vi khuẩn và các mảng bám ra khỏi miệng.
Sử dụng gel trị bệnh nha chu Emofluor Ge
Các bạn có thể sử dụng Emofluor Gel 75 ml với thành phần bao gồm (Aqua, Glycerin, Propylenglycol, PEG-40-Hydrogenated Castor Oil, Cellulose Gum, PEG 8, Phosphorcolamine, Aroma, Stannous Fluoride, Sodium Saccharin.) điều trị bệnh hiệu quả. Giá bán: 288,000VNĐ.
Theo y học cổ truyền, do vị hỏa tích kết hợp với phong nhiệt gây nên bệnh ở dạng cấp tính (thực chứng). Bệnh lâu ngày làm thận âm hư, vị âm hư, tân dịch suy giảm gây hư hỏa bốc lên thành bệnh mạn tính (hư chứng). Một số bài thuốc, mẹo chữa bệnh nha chu dân gian bạn có thể tham khảo:
- Bài 1: bạc hà 8g, ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 16g, hạ khô thảo 16g, tạo giác thích 8g, bồ công anh 20g. Sắc uống.
- Bài 2. Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm: bạc hà 6g, ngưu bàng 12g, xích thược 8g, hạ khô thảo 12g, kim ngân 20g, sơn chi 12g, tạo giác thích 20g, liên kiều 20g, xuyên sơn giáp 6g. Sắc uống.
- Bài 3: phòng phong 12g, kinh giới 12g, thạch cao sống 20g, bạch chỉ 12g. Sắc uống. Trị đau do sưng nướu răng.
- Bài 4. Thanh vị thang gia giảm: hoàng liên 8g, thăng ma 4g, đan bì 8g, sinh địa 20g, kim ngân hoa 16g, thạch cao (sắc trước) 40g, ngưu bàng tử 12g, liên kiều 16g, bạc hà (cho sau) 8g. Sắc uống.
- Bài 5. Thuốc cam xanh (ngũ bội tử 0,1g, thanh đại 0,39g, mai hoa băng phiến vừa đủ 0,6g, bạch phàn 0,1g). Mỗi lần dùng 0,05g - 0,1g. Sau khi súc miệng sạch, các bạn sử dụng tăm bông chấm thuốc đều vào chỗ đau; giữ thuốc tại chỗ đau càng lâu càng tốt.
- Bài 6: Chữa nha chu bằng cây lược vàng: Chọn từ 2 – 3 lá cây lược vàng sau đó thái nhỏ, mang phơi khô từ 2- 3 ngày. Ngâm lá cây lược vàng đã khô vừa phải ngập trong rượu trong 20 ngày là có thể dùng được (để ngâm càng lâu càng tốt). Sau đó, bạn ngậm dung dịch này trong 5 phút sau ăn rồi nhổ đi, súc miệng lại với nước sạch.
- Bài 7: Lá lốt: Xay nhỏ 20 chiếc lá lốt, 1 thìa cà phê muối biển , 100ml nước ấm. Sử dụng khăn sạch hoặc dụng cụ lọc để lọc lấy nước cốt. Sau đó, chấm nước cốt vào phần răng bị đau hoặc ngậm trực tiếp.
Tham khảo bài viết tại Zingnews: Tại đây
Đối với tình trạng bệnh không quá nặng các bạn có thể sử dụng thảo dược súc miệng Yên Tử bài thuốc nam 100% từ thiên nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Là giải pháp nước súc miệng chữa trị các bệnh răng miệng hàng đầu hiện nay đã được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả tốt cho nhiều bệnh nhân.
Thảo dược súc miệng Yên Tử
Khách hàng đã chữa khỏi bệnh nha chu bằng thảo dược súc miệng Yên Tử.
Chi tiết về khách hàng đã sử dụng thảo dược súc miệng Yên Tử đã khỏi các bệnh răng miệng các bạn có thể xem thêm tại: Khách hàng và thảo dược.
+ Chuẩn đoán bệnh
+ Điều trị không phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật
+ Điều trị phẫu thuật
- Địa chỉ chữa tại Hà Nội
+ Nha khoa quốc tế Việt Đức
Hoặc
+ Nha khoa Paris Hà Nội
+ Nha khoa Úc Châu
- Địa chỉ chữa tại TP.HCM
+ Bệnh viện Răng hàm mặt quốc tế Sài Gòn
+ Nha khoa O’CARE
+ Nha khoa Đông Nam
Chi phí chữa có sự khác nhau giữa các bệnh viện và các cơ sở tư nhân. Theo tìm hiểu tại Nha khoa quốc tế Việt Đức giá chữa bệnh ở giai đoạn nhẹ từ 500,000VND – 1,000,000VND, bệnh nặng giá từ 1,000,000VND – 2,000,000VND.
Đối với các cơ sở tư nhân điều trị không phẫu thuật giá từ 200,000VND – 2,000,000VND và đối với điều trị phẫu thuật giá từ 3,000,000VND – 5,000,000VND.
+ Nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại thực phẩm này sẽ giúp làm sạch mảng bám tại chân răng, kẽ răng và bề mặt răng.
- Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin A: Các thực phẩm chứa nhiều vitamin anh tốt cho cơ thể và cho răng miệng như: gan động vật và bổ sung thêm chất đạm có nhiều trong: trứng, sữa, thịt.
- Thực phẩm chứa axit lactic: Các thực phẩm lên men như sữa chua, rau củ muối chua là tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa.
- Uống trà: Trong trà có chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, diệt khuẩn, ức chế việc sinh sôi của vi khuẩn.
+ Kiêng ăn gì?
- Thực phẩm có nhiều axit, đường, tinh bột: Nguyên nhân của bệnh là do các mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tinh bột có chứa trong đồ ăn dễ dàng tạo thành các mảng bám, axit sẽ làm nướu thêm phần bỏng rát, đau đớn.
- Thực phẩm quá nóng, quá cực hoặc quá lạnh: Các loại thực phẩm này nên tránh xa khi bị bệnh như lẩu, kem, đá lạnh, các loại hạt cứng.
- Các loại thịt dai: Thịt trâu, thịt gà, thịt bò có thể làm mắc kẹt lại ở các kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
+ Đối tượng thường dễ mắc bệnh
+ Các biện pháp phòng tránh
Trên đây là bài viết thông tin về bệnh nha chu. Một trong những căn bệnh nguy hiểm và phức tạp nhất về răng miệng. Nếu đang mắc các vấn đề về răng miệng các bạn có thể gọi tới số Hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Cách loại bỏ những phiền toái, khó chịu khi mọc răng khôn rất nhanh & an toàn – có thể bạn chưa biết!
15 Th7, 2019Cách trị chảy máu chân răng, hôi miệng cực nhanh ngay tại nhà
11 Th7, 2019Cách giải nguy cho bà bầu bị viêm lợi
08 Th7, 2019Hôi miệng – “KẺ ĐÁNH CẮP” sự tự tin của bạn và đâu là phương pháp thực sự “TỬ HÌNH” nó mãi mãi
01 Th7, 2019Thảo dược chữa sâu răng, đau răng cho bé cực nhanh và an toàn!
21 Th6, 2019Thảo dược trị đau nhức răng cho bà bầu.
17 Th6, 2019Cách chữa viêm lợi cực nhanh và an toàn
04 Th6, 2019Cách trị đau nhức răng “CỰC NHẠY” có thể bạn chưa biết
Phiên làm việc đã hết hạn
Hãy đăng nhập lại. Trang đăng nhập sẽ được mở trong một cửa sổ mới. Sau khi đăng nhập, bạn có thể đóng cửa sổ và quay lại trang hiện tại.