Tai biến mạch máu não là gì? Làm thế nào để nhận biết triệu chứng của tai biến mạch máu não? Nguyên nhân, di chứng và cách điều trị tai biến như thế nào? Bài viết sau đây sẽ khái quát toàn diện các vấn đề của tai biến, đột quỵ để các bác được hiểu rõ.
Mục Lục
Tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ não) là một bệnh lý cấp tính xảy ra khi lượng máu cung cấp đến não bị gián đoạn khiến cho não tổn thương đột ngột và mất đi chức năng vốn có. Bệnh tiến triển trong vòng 24 giờ đồng hồ, thậm chí là tai biến nặng có thể gây tử vong trong khoảng thời gian này.
Các tổn thương não đến từ mạch máu bị tắc hoặc bị vỡ làm ngăn cản dòng máu mang oxy và dinh dưỡng đi nuôi các tế bào. Phần não nào có tế bào chết đi thì phần cơ thể tương ứng sẽ theo phản xạ ngừng hoạt động, do đó người bệnh tai biến được cảnh báo cấp cứu trong “thời gian vàng” (từ 3 – 5 giờ đầu) để thu hẹp nhất có thể vùng tổn thương và các di chứng về sau.
Có 02 loại tai biến mạch máu não, bao gồm:
Nhồi máu não (thiếu máu não) là tình trạng động mạch phụ trách cung cấp máu đến một vùng não bộ nhất định bị hẹp hoặc tắc nghẽn, từ đó hình thành những ổ nhồi máu gây tai biến. Bệnh chiếm tỷ lệ đến 80% tổng số ca tai biến, đột quỵ mỗi năm.
Chảy máu não (xuất huyết não) là tình trạng động mạch não bị rò rỉ khiến cho máu tràn vào các nhu mô, làm tổn thương não và gây ra chứng phù não. Khi máu tập trung thành một khối tụ máu sẽ gia tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng là giết chết các tế bào não và vỡ mạch não.
Thể chảy máu não ít gặp hơn, chiếm 20% tổng số ca tai biến nhưng nguy cơ gây tử vong rất cao. Thời gian vàng để cứu sống bệnh nhân chỉ tính bằng phút.
Triệu chứng tai biến thường xuất hiện đột ngột, ngẫu nhiên, không liên tục và nặng dần theo thời gian.
Xem thêm: Dâu hiệu tai biến mạch máu não ai cũng cần phải biết
Cục máu đông (huyết khối) tạo thành bởi cơ chế cầm máu vết thương, nhưng nếu cục máu đông xuất hiện quanh vết thương ở thành mạch, sau đó phát triển to dần, bong ra và trôi tự do đến các mạch máu nhỏ trong não sẽ gây tai biến.
Các cholesterol xấu tích tụ theo thời gian tạo thành những mảng xơ vữa trong lòng mạch, khiến cho nội mạc mạch máu ngày càng dày lên, xơ cứng, không gian mạch bị thu hẹp và cản trở lưu thông máu đến não, kết quả là gây ra tai biến.
Xem thêm: Thuốc làm tan cục máu đông trong não
Có khoảng 90% bệnh nhân bị rối loạn hoặc liệt vận động sau tai biến như tê chân tay, liệt chân, liệt tay, liệt mặt, liệt nửa người. Nhiều người bệnh phải nằm hoặc ngồi một chỗ thời gian dài, các nhu cầu sinh hoạt và làm việc trở nên thụ động.
Không những vậy, sự thiếu hụt vận động về lâu dài sẽ kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác như lở loét da, viêm đường tiết niệu, co cứng cơ, co rút, teo cơ, viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp, loãng xương, thậm chí có thể tử vong.
Tỷ lệ người bị rối loạn nhận thức sau tai biến chiếm hơn 60%. Một số biểu hiện thường thấy như suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ, mất định hướng không gian – thời gian, không nhớ những người thân xung quanh, quên mất mình là ai, không hiểu lời người khác nói, không thể nhận định hay tiếp thu thông tin mới.
Người bệnh sau tai biến bị mất kiểm soát các cơ ở miệng, cổ họng nên việc giao tiếp khó khăn. Họ trở nên nói ngọng, nói lắp, giọng nói thay đổi, không thể diễn đạt thành câu hoàn chỉnh.
Rối loạn thị giác sau tai biến mạch máu não có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn. Người bệnh có các biểu hiện như mắt nhìn mờ, nhìn song thị, quầng hoặc đau mắt, loạn sắc giác, mù một bên hoặc toàn bộ.
Xem thêm: Di chứng của bệnh tai biến mạch máu não và phương pháp chữa trị
Đọc nhiều: cách sơ cứu người bị tai biến
Điều tra bệnh sử: Qua việc thăm hỏi về tiền sử tai biến, đột quỵ trong gia đình hoặc bệnh nhân có đang mắc phải các bệnh lý nguy cơ như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tim mạch,… hay không. Từ đó bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu về khả năng mắc tai biến mạch máu não.
Khám lâm sàng: Chẩn đoán tai biến thông qua các dấu hiệu, triệu chứng bệnh như hình thái mặt, rối loạn cảm giác chi, mất khả năng phối hợp động tác, khả năng nói và lặp lại câu đơn giản,…
Khám cận lâm sàng: Đây là bước chẩn đoán xác định và đưa ra kết luận chính xác về loại tai biến đang mắc phải. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay như chụp cắt lớp vi tính não (CT-scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp mạch máu não, xét nghiệm dịch não – tủy, xét nghiệm máu,…
Tái thông động mạch bị tắc nghẽn bằng thuốc tiêu sợi huyết rtPA, được áp dụng cho những bệnh nhân đến bệnh viện sớm trong “thời gian vàng” (dưới 4,5 giờ đồng hồ kể từ lúc triệu chứng tai biến khởi phát).
Tái thông mạch máu lớn bằng dụng cụ lấy huyết khối cơ học như đặt Stent mạch não, hệ thống Penumbra hút cục máu đông. Phương pháp này mở rộng cửa sổ điều trị lên đến 6 – 8 giờ tính từ lúc tai biến xuất hiện nhưng chi phí cao, kỹ thuật phức tạp nên chưa được áp dụng phổ biến.
Ngăn ngừa tái hình thành tắc nghẽn mạch máu mới bằng cách dùng thuốc chống đông máu như Warfarin, Aspirin hoặc Plavix.
Điều trị phục hồi các chức năng vận động, ngôn ngữ, tri giác, nhận thức ngay sau khi sức khỏe bệnh nhân ổn định (nhanh nhất là từ sau 48 giờ) thông qua các bài tập như:
Điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc có tác dụng đông hoặc cầm máu, tiêm qua đường tĩnh mạch. Ngừng hoặc giảm liều các loại thuốc làm nặng thêm tình trạng chảy máu não.
Can thiệp mạch máu để thu hẹp khối tụ máu, giảm thiểu các tổn thương bởi việc xuất huyết lan rộng.
Phẫu thuật chỉnh sửa động mạch hoặc kiểm soát nguồn chảy máu trong trường hợp tai biến nặng và mạch máu dị dạng.
Xem thêm: Top các loại thuốc điều trị tai biến mạch máu não tốt nhất hiện nay
Kiểm soát sớm các yếu tố nguy cơ gây tai biến: Điều trị và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp có các bệnh lý về cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, đái tháo đường, béo phì…
Xây dựng lối sống tích cực: Không hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích khác. Chế độ dinh dưỡng ăn nhiều rau quả, trái cây tươi; hạn chế ăn mặn và mỡ động vật. Thư giãn đầu óc để tránh căng thẳng, làm việc quá sức; ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày; không tắm đêm.
Tập thể dục thường xuyên: Dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho các môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga,… sẽ giúp phòng ngừa tai biến, đột quỵ.
Tầm soát và tái khám: Khám định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện, kiểm soát và điều trị từ sớm các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não.
Để được tư vấn các biện pháp ngăn ngừa tai biến mạch máu não hoặc lập ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp bằng phương pháp Đông y, các bác có thể liên hệ trực tiếp Lương y Nguyễn Qúy Thanh qua đường dây nóng 0901.70.55.66 hoặc xem thông tin trên website www.ancungtruchoan.com.vn .
Bé bị sâu răng – nguyên nhân và cách chữa trị
07 Th12, 2020Thảo dược Yên Tử, nước súc miệng, súc họng sát khuẩn hiệu quả
29 Th11, 2020Viêm quanh cuống răng và những vấn đề cần lưu ý
07 Th10, 2020Răng khôn là răng gì? Như thế nào là mọc răng khôn? 3 dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn dễ quan sát nhất.
30 Th9, 2020Tại sao nhổ răng khôn bị đau họng? Cách khắc phục tình trạng nhổ răng khôn xong bị đau họng như thế nào?
23 Th9, 2020Có nên nhổ răng khôn bệnh viện E không? Review top 5 địa chỉ nhổ răng khôn uy tín Hà Nội
16 Th9, 2020Mới nhổ răng khôn nên ăn gì, tránh ăn gì? Gợi ý thực đơn 3 bữa dành cho người nhổ răng khôn
15 Th9, 2020Nhổ răng khôn 1 tuần vẫn đau phải làm sao? Nguyên nhân nào khiến nhổ răng khôn xong bị đau nhức?
Phiên làm việc đã hết hạn
Hãy đăng nhập lại. Trang đăng nhập sẽ được mở trong cửa sổ mới. Sau khi đăng nhập, bạn có thể đóng cửa sổ và quay lại trang hiện tại.