Tại sao lại mọc răng khôn? Nguyên nhân mọc răng khôn là do đâu? Cách giảm đau nhức khi mọc răng khôn như thế nào? Vì sao một số người lại không mọc răng khôn? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là răng mọc ở vị trí trong cùng trên cung hàm, bên cạnh răng số 7. Mỗi người trưởng thành thường sẽ có 4 răng khôn, bao gồm 2 răng khôn ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp đặc biệt có thể không mọc răng khôn hoặc mọc từ 1 – 3 chiếc.
Vì sao lại mọc răng khôn? Tại sao lại mọc răng khôn ngầm phía dưới?
Mục Lục
Thời điểm mọc răng khôn sẽ có sự khác nhau giữa các khu vực. Thông thường, những người ở khu vực châu Phi có xu hướng mọc răng khôn sớm hơn so với ở những người ở khu vực châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, nhìn chung độ tuổi phổ biến nhất có sự xuất hiện của răng khôn là từ 17 – 21 tuổi. Một số trường hợp đặc biệt có thể mọc răng khôn sớm từ khi 13 tuổi và muộn nhất là trước 25 tuổi. Đa phần sau độ tuổi 25 răng khôn sẽ không xuất hiện nữa.
Răng khôn là răng mọc ở phía trong cùng, rất khó quan sát và nhận biết được sự xuất hiện của răng khôn ở giai đoạn đầu. Thông thường, quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục, thời gian để răng khôn mọc lên hết phụ thuộc vào cơ địa của từng người (Có người mất từ 3 – 5 tháng nhưng có những trường hợp mất tận 1 – 2 năm). Vì thế, trước khi tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân mọc răng khôn, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 triệu chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn:
Đây là những dấu hiệu thường gặp khi mọc răng khôn. Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng khá giống với những bệnh lý răng miệng thường gặp. Vì thế, khi có dấu hiệu đau nhức răng, bạn cần phải kiểm tra chính xác có phải do nguyên nhân mọc răng khôn gây ra không hay do bệnh lý khác.
Xem thêm: Một số nguyên nhân gây nhức răng thường gặp.
Tại sao phải mọc răng khôn? Nguyên nhân mọc răng khôn là gì? Để giải đáp thắc mắc tại sao lại mọc răng khôn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của răng khôn.
Vì sao lại mọc răng khôn? Nguyên nhân mọc răng khôn là do đâu?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người cổ đại có xương hàm dài và rộng nên răng khôn dễ dàng mọc lên mà không bị mọc lệch lạc. Răng khôn mọc lên với mục đích cung cấp thêm răng để ăn nhai thức ăn tốt hơn. Vì thời kỳ cổ đại, có nhiều loại thức ăn cứng và khó nhai hơn bây giờ nên cần phải có răng chắc khỏe để nhai. Đây chính là lý do tại sao phải mọc răng khôn.
Nhưng trong thời kỳ hiện đại, cấu trúc xương hàm của con người nhỏ, gọn hơn, sự xuất hiện của răng khôn là điều không cần thiết nữa. Răng khôn không có khoảng trống đủ rộng để mọc nên thường mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức, khó chịu. Đồng thời, chế độ ăn uống của con người thời hiện đại có nhiều đồ ăn mềm hơn, ít ăn thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến như thời cổ đại.
Nguyên nhân mọc răng khôn là do sự phát triển bình thường của cơ thể. Nhưng có một số trường hợp lại không mọc răng khôn. Vì sao không mọc răng khôn? Không mọc răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cách đây 400.000 năm có một đột biến gen ngẫu nhiên đã xuất hiện. Đột biến gen này đã ngăn chặn sự hình thành và phát triển của răng khôn ở 1 số người nhất định. Đây chính là lý do vì sao không mọc răng khôn.
Trên thực tế, răng khôn chỉ chiếm khoảng 3 – 5% chức năng ăn nhai nên việc không mọc răng khôn sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Không có răng khôn bạn vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Không mọc răng khôn có thể là 1 điều may mắn bởi vì bạn sẽ không phải chịu đựng những đau nhức, khó chịu mỗi khi mọc răng khôn. Đồng thời, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ là cơn ác mộng của bạn và bạn sẽ phải tiến hành nhổ răng nếu không muốn răng khôn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và gây hư hỏng răng bên cạnh.
Nếu răng khôn mọc thẳng, không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và không gây đau đớn, khó chịu cho bạn thì không cần thiết phải nhổ bỏ. Vì nhổ răng khôn không chỉ gây đau nhức mà còn tốn kém nhiều chi phí và còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ vẫn yêu cầu chỉ định phải nhổ bỏ răng khôn. Dưới đây là những trường hợp cần phải nhổ bỏ răng khôn.
Nguyên nhân mọc răng khôn lại phải nhổ bỏ là do đâu?
Với trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn, bạn nên nhổ răng trong độ tuổi từ 18 – 24 tuổi. Đây là thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng vì trong thời gian này răng chưa mọc hết hoàn toàn, việc nhổ bỏ sẽ dễ dàng hơn và khả năng phục hồi sau khi phẫu thuật nhổ răng sẽ nhanh chóng, ít biến chứng hơn.
Đau nhức, khó chịu là cảm giác mà các bệnh nhân đều phải trải qua sau khi nhổ răng khôn. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật, bác sĩ không có trình độ chuyên môn cao sẽ gây ra những biến chứng và hậu quả vô cùng nghiêm trọng như:
Lời khuyên dành cho bạn: Nếu răng khôn mọc thẳng đúng hướng, không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, không làm tổn thương các răng bên cạnh thì không nên nhổ. Tuy nhiên, răng khôn sẽ không mọc cùng 1 lúc mà thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài lên tới 2-3 năm. Mỗi lần răng khôn nhú lên 1 chút sẽ gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho bạn. Vậy làm thế nào để giảm tình trạng đau nhức khi răng khôn mọc? Dưới đây là 3 bí quyết đơn giản và dễ thực hiện giúp bạn giảm đau nhức nhanh chóng khi mọc răng khôn.
Cách giảm đau nhức do nguyên nhân mọc răng khôn gây ra như thế nào?
Nguyên nhân mọc răng khôn thường gây đau nhức, khó chịu là do tình trạng mọc lệch, mọc ngầm, lợi trùm,… Để giảm đau nhức khi mọc răng, bạn cần phải tuân thủ theo các hướng dẫn sau:
Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng, việc vệ sinh răng miệng sẽ khó hơn. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thức ăn thừa sẽ dễ bám vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Đây chính là lý do tại sao mọc răng khôn lại gây đau nhức, thậm chí là sốt, sưng má.
Để khắc phục được nguyên nhân mọc răng khôn gây đau đớn trong trường hợp này, bạn cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, sử dụng chỉ tơ nha khoa kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám, thức ăn thừa,…
Khi đang mọc răng khôn, có thể lợi sẽ bị sưng viêm, đỏ tấy, việc làm sạch hoàn toàn thức ăn thừa sẽ khó khăn và gây đau đớn cho bạn. Vì thế, trong thời gian răng khôn mọc, bạn không nên ăn thức ăn quá dai hoặc quá cứng vì thức ăn dễ nhét vào vị trí của răng khôn. Bạn cũng không nên uống nhiều đồ ngọt, rượu bia hoặc hút thuốc lá để giảm các nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm.
Nên ăn thực phẩm mềm, bổ sung rau củ quả cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Sữa và sinh tố là những gợi ý bạn không nên bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng của giai đoạn mọc răng.
Thuốc Tây có thể giảm đau nhức do nguyên nhân mọc răng khôn gây ra không?
Sử dụng thuốc Tây Y để giảm nhanh đau nhức do răng khôn gây ra là điều đầu tiên mà chúng ta thường nghĩ tới. Dưới đây là 2 loại thuốc giúp giảm nhanh đau nhức do nguyên nhân mọc răng khôn gây ra:
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh của Tây Y có thể hạ sốt và giảm nhanh cơn đau nhức do răng khôn gây ra. Nhưng lạm dụng thuốc Tây Y sẽ tác động xấu đến sức khỏe của bạn như ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, có thể gây nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, nổi mề đay, tiêu chảy, khó thở,… thậm chí là tử vong. Đặc biệt đối với những trường hợp có các bệnh lý nền như suy gan, suy thận, huyết áp cao,.. không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc có thể áp dụng các phương pháp dân gian trong trường hợp nhẹ. Đối với các trường hợp đau nhức kéo dài, kèm theo viêm nhiễm, sưng đỏ, bạn nên sử dụng các loại thuốc thảo dược, có nguồn gốc tự nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Xem thêm: Bí quyết chữa nhức răng dân gian an toàn.
Thảo Dược Yên Tử – Giảm nhanh sưng viêm, đau nhức do răng khôn gây ra
Thuốc thảo dược Yên Tử được đánh giá cao về khả năng giảm nhanh cơn đau nhức do răng khôn gây ra. Đồng thời, thảo dược Yên Tử còn có khả năng loại bỏ vi khuẩn trú ngụ dưới lợi gây viêm lợi, sưng nướu một cách triệt để mà không tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi như thuốc kháng sinh.
Cảm nhận của khách hàng sử dụng Thảo dược Yên Tử để giảm đau khi mọc răng khôn và điều trị viêm lợi
Được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên, không chứa các thành phần hóa học, thảo dược Yên Tử là lựa chọn số 1 về hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh. Thuốc thảo dược chỉ có tác dụng tại chỗ trong khoang miệng, không ngấm trực tiếp vào máu như các loại thuốc kháng sinh nên không ảnh hưởng đến chức năng gan thận, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng có thể sử dụng thảo dược Yên Tử mà không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Xem chi tiết về: Công dụng điều trị của bài thuốc Thảo Dược Yên Tử.
Qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ chắc hẳn đã giúp bạn biết được nguyên nhân mọc răng khôn là do đâu? Tại sao phải mọc răng khôn? Vì sao không mọc răng khôn? Cách giảm đau nhức khi mọc răng khôn như thế nào? Nếu đang bị đau nhức, sưng viêm do răng khôn gây ra, hãy gọi đến Hotline: 0899.570.999 để được tư vấn và hướng dẫn cách giảm đau nhức nhanh chóng, hiệu quả ngay hôm nay.Done
Cau ngâm rượu trị sâu răng có được không?
24 Th2, 2021Những bài thuốc trị sâu răng tại nhà
24 Th2, 2021Bệnh sâu răng sữa ở trẻ em có nguy hiểm không và cách phòng tránh là gì?
24 Th2, 2021Top 5 cách khắc phục tình trạng trẻ bị sâu răng hàm hiệu quả
24 Th2, 2021Bé sâu răng có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách xử lý sâu răng ở trẻ em an toàn, hiệu quả tức thì
24 Th2, 2021Sâu răng có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ bầu bị sâu răng phải làm sao?
24 Th2, 2021Bị sâu răng kiêng ăn gì? Đau răng sâu nên ăn gì để giảm đau nhức?
08 Th12, 2020Bé bị sâu răng – nguyên nhân và cách chữa trị
Phiên làm việc đã hết hạn
Hãy đăng nhập lại. Trang đăng nhập sẽ được mở trong cửa sổ mới. Sau khi đăng nhập, bạn có thể đóng cửa sổ và quay lại trang hiện tại.